Lời nói đầu:Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lạc quan hơn về nền kinh tế toàn cầu khi việc tiêm chủng vắc xin được thực hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, IMF đang lo lắng về nguy cơ các biến thể Covid-19 mới gây ra đối với sự phục hồi sau đại dịch.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba (26/1), IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, tăng 0,3% so với dự báo của tháng 10. IMF cũng dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 4,2% vào năm 2022.
“Phần lớn hiện nay phụ thuộc vào kết quả của cuộc chạy đua này giữa virus đột biến và vắc xin để chấm dứt đại dịch và vào khả năng của các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho đến khi điều đó xảy ra”, theo Nhà kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath cho biết trong một bài đăng trên blog.
“Vẫn còn đó sự không chắc chắn to lớn và triển vọng rất khác nhau giữa các quốc gia”, bà cho biết.
Thế giới đã chứng kiến số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 gia tăng do các biến thể mới của Covid-19 đã lây lan nhanh chóng. Chúng được mô tả là dễ lây nhiễm hơn và có khả năng gây tử vong cao hơn so với chủng virus ban đầu.
Kết quả dẫn đến nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp hạn chế và điều này đã gây thêm tổn thất cho nền kinh tế.
Trên thực tế, IMF đã cắt giảm 1% dự báo GDP của khu vực đồng euro trong năm nay. Khu vực gồm 19 quốc gia thành viên này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. IMF dự báo GDP khu vực này sẽ tăng 4,2% trong năm nay.
Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là 4 nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng euro cũng đã bị IMF cắt giảm kỳ vọng tăng trưởng cho năm 2021.
Hoạt động kinh tế trong khu vực chậm lại trong quý IV/2020 và điều này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang đầu năm 2021. IMF không kỳ vọng khu vực đồng euro sẽ quay trở lại mức cuối năm 2019 trước khi kết thúc năm 2022.
Mặt khác theo IMF, Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến trong năm nay.
IMF đã điều chỉnh dự báo GDP tăng thêm 2% nhờ đà tăng mạnh trong 2 quý cuối năm 2020 và các gói hỗ trợ tài chính bổ sung. IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 5,1% trong năm nay.
Quốc hội Mỹ trước đó đã thông qua gói kích thích kinh tế gần 900 tỷ USD vào tháng 12 và Tổng thống Joe Biden đã gợi ý rằng nhiều gói cứu trợ có thể sớm xuất hiện.
Bên cạnh đó, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng GDP trên 8% trong năm nay, IMF cho biết.
“Trung Quốc đã trở lại mức dự báo trước đại dịch vào quý IV/2020, trước tất cả các nền kinh tế lớn. Mỹ dự kiến sẽ vượt qua mức trước Covid trong năm nay, vượt xa khu vực đồng euro”, bà Gopinath cho biết hôm thứ Ba (26/1).
IMF nhắc lại rằng các chính phủ sẽ cần tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua kích thích tài khóa để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
“Các hành động chính sách phải đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho đến khi quá trình phục hồi được tiến hành một cách vững chắc, với trọng tâm là thúc đẩy các yêu cầu quan trọng là nâng cao sản lượng tiềm năng, đảm bảo tăng trưởng có sự tham gia mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang giảm phụ thuộc vào cacbon”, bà Gopinath nói thêm.
Thị trường chứng khoán toàn cầu bị tổn thất nặng nề trên diện rộng, chứng khoáng Tesla dẫn đầu cổ phiếu công nghệ và giảm mạnh 12%.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
FP Markets
EC Markets
Vantage
OANDA
Pepperstone
TMGM
FP Markets
EC Markets
Vantage
OANDA
Pepperstone
TMGM
FP Markets
EC Markets
Vantage
OANDA
Pepperstone
TMGM
FP Markets
EC Markets
Vantage
OANDA
Pepperstone
TMGM