Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi nghị quyết là vấn
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi nghị quyết là vấn đề yêu nước chứ không phải là đảng phái
Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu hủy bỏ tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống Donald Trump về việc xây tường biên giới.
Dự luật đảo ngược tuyên bố khẩn cấp giờ được chuyển lên Thượng viện có đa số thuộc đảng Cộng hòa, nơi một số người bảo thủ cho biết họ sẽ bỏ phiếu cùng đảng Dân chủ.
Ông Trump, người tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi Quốc hội từ chối cấp ngân sách cho bức tường, cho biết ông sẽ phủ quyết dự luật.
Trump tuyên bố 'khẩn cấp' để xây tường
Mỹ: 16 tiểu bang kiện Trump vì bức tường biên giới
Ông Trump đi thăm biên giới để gây áp lực xây tường
Dự luật được Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát thông qua với tỷ lệ 245-182.
13 dân biểu đảng Cộng hòa đứng về phía đảng Dân chủ trong việc bác tình trạng khẩn cấp quốc gia của ông Trump, điều này cho thấy Quốc hội sẽ không có 2/3 đa số phiếu cần thiết để gạt quyền phủ quyết của tổng thống.
Các nhà lập pháp đang dùng một điều khoản từ Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia để bài bác tổng thống, nhưng cần cả Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu trong vòng 18 ngày.
Tổng thống mô tả tình hình ở biên giới phía Nam là “cuộc khủng hoảng” và vào ngày 15/2, ban hành tuyên bố khẩn cấp để qua mặt Quốc hội nhằm xây tường với ngân sách của quân đội.
Đảng Dân chủ cho rằng tuyên bố này vi hiến và ông Trump đã tạo dựng lên tình trạng khẩn cấp biên giới.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 25/2 nói: Đây không phải là vấn đề biên giới mà là hiến pháp Hoa Kỳ. Đây không phải là chính trị hay đảng phái, mà là lòng yêu nước."
Sự lật ngược thế cờ của chính trị Mỹ
Nhận định của Anthony Zurcher, phóng viên BBC về Bắc Mỹ
Một chính quyền tổng thống mới đã tạo ra sự khác biệt chỉ trong vòng vài năm.
Năm 2014, khi Barack Obama sử dụng quyền hành pháp của mình để trì hoãn việc trục xuất nhóm di dân không có giấy tờ, đảng Dân chủ ủng hộ ông, trong khi đảng Cộng hòa la ó về việc lạm dụng quyền lực tổng thống.
Còn bây giờ, chính đảng Cộng hòa đang cố gắng giải thích việc Tổng thống Trump sử dụng tuyên bố khẩn cấp để chuyển hướng ngân quỹ về phía bức tường biên giới, trong khi đảng Dân chủ đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về việc Nhà Trắng lạm quyền.
Đó là sự dễ dàng của việc lật ngược thế cờ trong chính trị Mỹ.
Phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện, cùng với một số ít dân biểu Cộng hòa, chỉ trích ông Trump vì tuyên bố khẩn cấp.
Điều này tạo ra một cuộc đối đầu tại Thượng viện, nơi một số người bảo thủ - nhất là những người tái tranh cử năm 2020 - cảm thấy băn khoăn về việc tán đồng những gì họ coi là tiền lệ nguy hiểm.
Họ có thể khiến ông Trump phải bối rối đối diện với một cản trở, buộc ông Trump phải sử dụng quyền phủ quyết lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông. Sau đó - vì quyền phủ quyết của Quốc hội dường như không thể xảy ra - cuộc chiến pháp lý sẽ chuyển sang các tòa án.
Cuộc chiến dành ủng hộ của công luận đương nhiên thuộc phạm trù của các chính trị gia, đương nhiên.
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption Tuyên bố tinh trạng khẩn cấp quốc gia đã gây ra các cuộc biểu tình trên đường phố
Trước đó, liên minh gồm 16 tiểu bang Hoa Kỳ do California đứng đầu đang kiện chính quyền của Tổng thống Trump về quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp để gây quỹ cho một bức tường biên giới Mexico.
Ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm thứ Sáu để không phải thông qua Quốc hội sau khi Quốc hội từ chối không tài trợ 5,7 tỷ đôla cho bức tường.
Đảng Dân chủ phản đối việc tài trợ cho bức tường, một cam kết tranh cử quan trọng của ông Trump, và tuyên bố sẽ phản đối kế hoạch của ông “bằng mọi biện pháp có thể”.
Thông báo của tổng thống được đưa ra sau khi ông ký một dự luật chi tiêu để tránh việc đóng cửa của chính phủ. Dự luật này chỉ cấp cho ông 1.375 tỷ đôla cho các rào cản mới.
Ông Trump nói rằng ông không cần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng đã làm như vậy với hy vọng có được tiền cho bức tường nhanh hơn. Giới phân tích nói rằng tuyên bố này có thể làm suy yếu các lập luận pháp lý của ông.
Chưởng lý bang California Xavier Becerra nói rằng họ đang đưa Tổng thống Trump ra tòa “để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của tổng thống”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đang kiện Tổng thống Trump để ngăn ông ta đơn phương cướp tiền của người đóng thuế mà Quốc hội đã dành riêng cho người dân của chúng tôi. Đối với hầu hết chúng ta, văn phòng của tổng thống không phải là nơi diễn kịch”.
Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ
Trump đã làm được gì sau nửa nhiệm kỳ?
Vụ kiện được đệ trình hôm thứ Hai nhắm đến một lệnh cấm sơ bộ ngăn ông Trump hành động theo tuyên bố tinh trạng khẩn cấp của mình trong khi một cuộc chiến pháp lý diễn ra tại các tòa án, Washington Post đưa tin.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Trump: Tôi đã ký quyết đinh - giờ chúng ta sẽ bị kiện"
Ông Trump tuyên bố kế hoạch sau khi Quốc hội từ chối tài trợ cho bức tường.
Thách thức pháp lý đầu tiên nhanh chóng xuất hiện hôm thứ Sáu. Một nhóm vận động tự do, Public Citizen, đã kiện thay mặt cho một khu bảo tồn thiên nhiên và ba chủ đất ở Texas, người được cho biết bức tường có thể được xây dựng trên tài sản của họ.
Thống đốc Gavin Newsom của California đã bác bỏ quyết định của tổng thống, coi đó là “vở kịch chính trị” trong khi tổng chưởng lý của đảng Dân chủ bang New York, Letitia James, hứa sẽ “chống trả bằng mọi công cụ pháp lý có được”.
Tham gia cùng California trong vụ kiện có Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Virginia và Michigan.
Các bang cho rằng lệnh của Tổng thống Trump chuyển hướng các khoản tiền để trả cho bức tường sẽ tiêu tốn của họ hàng triệu đôla, gây tổn hại cho nền kinh tế của họ.
Ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp như thế nào?
Trong thông báo tại Vườn hồng Nhà Trắng vào thứ Sáu, tổng thống cho biết tuyên bố tinh trạng khẩn cấp sẽ cho phép ông có gần 8 tỷ đôla cho bức tường.
Nhưng vẫn còn thiếu khá nhiều với khoản ước tính 23 tỷ đôla chi phí của các bức tường dọc theo 3.200km của biên giới.
Ông Trump chấp nhận rằng ông sẽ bị kiện vì hành động này và dự đoán rằng lệnh khẩn cấp sẽ dẫn đến hành động pháp lý có khả năng kết thúc tại Tòa án Tối cao.
“Chúng ta sẽ đối đầu với cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia ở biên giới phía Nam”, ông nói.
Mọi người đều biết rằng bức tường sẽ công hiệu."
Tuy nhiên, tổng thống cũng nói rằng ông không cần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp mà làm như vậy với hy vọng có được tiền cho bức tường nhanh hơn, nhưng các nhà phân tích nói rằng những bình luận này có thể làm suy yếu các lập luận pháp lý của ông.
Tình trạng khẩn cấp quốc gia là gì?
Đạo luật khẩn cấp quốc gia là để dành cho thời kỳ khủng hoảng quốc gia. Ông Trump đã tuyên bố rằng có một cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới phía nam của quốc gia - điều bị bác bỏ mạnh mẽ bởi các chuyên gia di trú.
Số lượng lớn nhất những người nhập cư bấp hợp pháp ở Mỹ mỗi năm tới từ những người ở lại quá hạn thị thực.
Giới chuyên gia nói rằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ giúp tổng thống tiếp cận với các quyền lực đặc biệt cho phép ông bỏ qua tiến trình chính trị thông thường.
Ông ta sẽ có thể chuyển tiền từ ngân sách quân sự hoặc cứu trợ thiên tai hiện có để trả tiền cho bức tường.
Tuyên bố khẩn cấp của các tổng thống trước đây đã được sử dụng rất nhiều lần để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại - bao gồm ngăn chặn các đối tượng liên quan đến khủng bố tiếp cận nguồn tiền hoặc cấm đầu tư vào các quốc gia liên quan đến vi phạm nhân quyền.
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
STARTRADER
FXCM
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
STARTRADER
FXCM
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
STARTRADER
FXCM
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
STARTRADER
FXCM