Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhAFPImage caption Hai nhà lãnh đạo được nhìn nhận là 'cứng rắn' như nhau nhưng
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption Hai nhà lãnh đạo được nhìn nhận là 'cứng rắn' như nhau nhưng có các chương trình nghị sự rất khác nhau
Thông tấn xã Bắc Hàn xác nhận ông Kim Jong-un sẽ tới Nga sớm trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin.
Mặc dù chưa công bố chính thức ngày cụ thể, Điện Kremlin cũng cho biết hai người sẽ gặp nhau “vào nửa cuối tháng Tư”.
Bất kỳ cuộc gặp nào giữa hai đồng minh cũ cũng sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Bắc Hàn, sau khi hội nghị thượng đỉnh với Mỹ thất bại hồi tháng Hai ở Hà Nội.
VN: Thủ tướng Phúc sẽ dự Diễn đàn 'Vành đai, Con đường' ở TQ
TBT Trọng gửi điện 'chúc mừng lãnh đạo Triều Tiên'
Bắc Hàn thử vũ khí dẫn đường mới
Bắc Hàn họp bàn cải cách đất nước
Nhưng Nga và Bắc Hàn có những chương trình nghị sự khác nhau, được đưa vào các cuộc đàm phán, dự kiến diễn ra tại thành phố Vladivostok phía đông của Nga.
Moscow ảnh hưởng như thế nào với Bắc Hàn?
Liên Xô từng là đồng minh lớn của Bắc Hàn về hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa và viện trợ. Liên Xô cũng cung cấp cho Bắc Hàn những bí quyết hạt nhân ban đầu.
Nhưng kể từ sự sụp đổ của Bức màn sắt (the Iron Curtain), mối quan hệ giữa hai nước chịu nhiều tổn thất. Với các ràng buộc về hệ tư tưởng yếu dần đi, không có lý do gì để sửa chữa mối quan hệ này. Và xét theo phương diện đối tác thương mại, Bắc Hàn không hấp dẫn lắm đối với Nga, vì Bắc Hàn không thể chi trả mức giá của thị trường quốc tế.
Bản quyền hình ảnhEPA/REUTERSImage caption Trong thời Chiến Tranh Lạnh, hai nước từng là đồng minh thân thiết
Kể từ khi mối bất hòa giữa Nga và phương Tây lớn dần từ đầu những năm 2000, mối quan hệ Nga-Triều bắt đầu được cải thiện. Moscow ủng hộ các quốc gia “dựa trên logic cũ rằng kẻ thù của kẻ thù là bạn của tôi”, giáo sư Andrei Lankov của Đại học Kookmin tại Seoul giải thích.
Cuộc gặp song phương cuối cùng giữa Bắc Hàn với Nga diễn ra năm 2011, khi đó, Tổng thống Dmitry Medvedev gặp cha của ông Kim, ông Kim Jong-il.
Mối quan hệ của họ có ý nghĩa về mặt địa lý - họ chia sẻ một đường biên giới ngắn không xa thành phố cảng Vladivostok quan trọng của Nga, nơi ông Kim Jong-un và ông Vladimir Putin dự kiến sẽ gặp nhau.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, khoảng 8.000 lao động nhập cư Bắc Hàn đang làm việc tại Nga, gửi tiền về nước. Một số thống kê khác ước tính rằng con số đó thực tế còn lớn hơn nhiều.
Theo lệnh trừng phạt hiện tại của Liên Hiệp Quốc, tất cả những lao động này sẽ bị gửi trả lại Bắc Hàn vào cuối năm nay.
Bắc Hàn muốn gì?
Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump thất bại, không đạt được bất kỳ thỏa thuận hay tiến bộ nào về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Đó là một kết quả mà các lãnh đạo Bắc Hàn không ngờ tới. Bắc Hàn hy vọng đạt được một thỏa thuận nới lỏng một số lệnh trừng phạt đang gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.
Bản quyền hình ảnhAFPImage caption Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 2/2019 thất bại
Giáo sư Lankov nói: “Các lệnh trừng phạt quốc tế đang bắt đầu có hiệu lực và không có sự thay đổi trong quan điểm của Mỹ, rất khó có khả năng các lệnh trừng phạt này được dỡ bỏ và Bắc Hàn sẽ được giao thương với thế giới bên ngoài”.
Vì vậy, Bắc Hàn cần liên hệ với tất cả những ai có thể hữu ích cho việc đạt được mục tiêu đó. Bất cứ điều gì từ các tiến bộ thực tế tới các hỗ trợ ngoại giao mang tính biểu tượng đều có ích cho Bình Nhưỡng.
Alexey Muraviev thuộc Đại học Curtain ở Perth, Australia, nói rằng Bắc Hàn phải cho Mỹ thấy “họ không bị cô lập”.
“Nếu họ có thể chứng tỏ rằng các cường quốc vẫn đang ủng hộ họ, điều này sẽ giúp họ có thêm quyền lực để đàm phán với Mỹ và Trung Quốc.”
Vì vậy, Nga là một lựa chọn hấp dẫn.
“Ông Kim cần được đánh giá cao,” ông Muraviev nói. “Ông ấy khá khéo léo trong các tình huống ngoại giao khó khăn vì lợi ích kinh tế của Bắc Hàn - và cho sự sống còn của chế độ của ông ta.”
Việc tán tỉnh các đối tác đi đôi với việc đổi mới các hoạt động thử tên lửa để gây áp lực buộc Washington quay trở lại bàn đàm phán.
“Chiến lược của Bắc Hàn luôn luôn là 'đi trên dây' giữa các cuộc xung đột của các cường quốc thế giới và nhận được những nhượng bộ theo cách đó,” Park Young-ja, nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nói với BBC Tiếng Hàn:
“Vì vậy, cuộc gặp với Nga có thể là một lá bài mà Bắc Hàn bày ra để đối đầu với Trung Quốc và Mỹ.”
Moscow muốn gì?
Tổng thống Putin từ lâu đã háo hức được gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn. Tuy nhiên, trong hai hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, điện Kremlin phần nào bị gạt ra bên lề.
Vì vậy, sau cuộc hội đàm thất bại tại Hà Nội, cuộc gặp với Kim Jong-un là cơ hội tốt để ông Putin đưa Moscow trở lại sân chơi.
Bản quyền hình ảnhReutersImage caption Nga không cho rằng Bắc Hàn sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân
Giống như Mỹ và Trung Quốc, Nga không thoải mái với việc Bắc Hàn là một quốc gia hạt nhân và kể từ đầu những năm 2000, Nga đã tham gia các cuộc đàm phán sáu bên vốn thất bại, sau khi Bình Nhưỡng rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân.
Nhưng không giống như Washington, Moscow muốn chấp nhận thực trạng: phi hạt nhân hóa được coi là một mục tiêu phi thực tế, nên Kremlin thay vào đó muốn đàm phán với Bình Nhưỡng nhằm ổn định tình hình.
Sự tham gia của Nga cũng là vấn đề về uy tín và danh tiếng. Bất kể mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Hàn sẽ phát triển như thế nào, Nga rất muốn được tham gia ít nhất ở một mức độ nào đó.
Nếu ông Putin cố gắng góp mặt được một chút trong tình huống này, ông có thể cho thấy rằng Nga vẫn còn hiện diện trong khu vực.
Và thậm chí còn tốt hơn nếu Kremlin đóng góp một cách có ý nghĩa để giải quyết tình hình Bắc Hàn.
Kết quả dự kiến của đàm phán Kim-Putin?
Các dự đoán hầu hết cho rằng sẽ không có bất kỳ thỏa thuận chính nào đạt được giữa hai nước.
Bên cạnh việc nhận được một số sự công nhận và đòn bẩy quốc tế cho các cuộc đàm phán trong tương lai với Washington, Bắc Hàn chủ yếu quan tâm đến tiền.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Bắc Hàn coi vũ khí hạt nhân là chìa khóa quân sự
Ông Lankov nói: “Tình hình kinh tế của đất nước rất tồi tệ và Bình Nhưỡng rất muốn nới lỏng các lệnh trừng phạt để có thể thực hiện hoạt động thương mại. Bắc Hàn cũng muốn nhận tiền miễn phí dưới dạng viện trợ.”
Tuy nhiên, không có khả năng các điều nói trên sẽ đến từ Moscow.
Ông Lankov nói rằng Moscow vẫn giữ cảm giác chủ đạo rằng Bắc Hàn là một quốc gia không đáng tin cậy và không thể quản lý được, nện họ sẽ không chi nhiều tiền cho Bắc Hàn. Trong khi tiền là thứ Bắc Hàn cần nhất.
“Tôi không nghĩ Bắc Hàn có thể nhận được nhiều từ Nga”, Lee Jai-chun, cựu đại sứ Hàn Quốc tại Nga, nói với BBC Tiếng Hàn.
“Nền kinh tế Nga đang ở trong tình trạng khó khăn sau các lệnh trừng phạt đối với Crimea. Cuộc gặp sẽ là chỉ là một cách ra hiệu nhắm đến chính quyền Trump và Hàn Quốc.”
Một cuộc họp cũng sẽ có các tác động trong nước, ông nói. “Người dân Bắc Hàn biết rằng hội nghị thượng đỉnh với Mỹ đã thất bại nên cuộc gặp với Nga có thể là một 'vở diễn' với họ.”
Về quan hệ kinh tế, Nga bị ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. “Nga sẽ không chính thức vi phạm các biện pháp trừng phạt đó”, ông Lankov nói. “Moscow cùng lắm chỉ có thể nhắm mắt làm ngơ trước một số vi phạm lệnh trừng phạt nhỏ.”
Các vi phạm công khai sẽ chỉ làm tổn hại lợi ích của Nga trong khi mang lại rất ít lợi ích: Bắc Hàn không phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Nga, và không có sản phẩm chính nào hữu ích cho Nga.
“Vì vậy, nhiều nhất, sẽ có một số lời hứa viện trợ tượng trưng nhỏ,” ông Lankov bình luận, “rất nhiều hứa hẹn với rất ít hành động”.
“Moscow cảnh giác chi tiền cho một quốc gia được coi là cực kỳ không đáng tin cậy, đặc biệt là vào thời điểm mà chính Nga đang phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế.”
Vì vậy, cuối cùng, Nga có thể chỉ là một tiếng nói khác thúc giục Bắc Hàn chống lại các căng thẳng leo thang trong khi Kim Jong-un thì hy vọng cuộc gặp có thể đưa ông ta vào một vòng đàm phán tốt hơn với Washington.
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
ATFX
Doo Prime
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
ATFX
Doo Prime
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
ATFX
Doo Prime
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
ATFX
Doo Prime