Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Đẻ thường được khuyến khích vì tốt hơn cho thai nhi,
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Đẻ thường được khuyến khích vì tốt hơn cho thai nhi, trẻ sơ sinh
Đang ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn biện pháp sinh bằng Caesarean-section (C-section) hay còn gọi là đẻ mổ.
Đẻ mổ trong nhiều trường hợp là biện pháp duy nhất để cứu sống phụ nữ và trẻ sơ sinh nhưng cũng như các ca phẫu thuật khác, nó có nhiều rủi ro và cần thời gian để hồi phục.
Các bác sĩ và các nhà nghiên cứu từ lâu đã cảnh báo về tỷ lệ đẻ mổ cao đáng báo động trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không thực hiện C-section khi không thực sự cần thiết.
Trong số những quốc gia có số ca đẻ mổ cao nhất, chỉ một nước thành công trong việc giảm tỷ lệ này - Trung Quốc.
Tuy nhiên, câu chuyện của Trung Quốc vừa là tấm gương, vừa gây ra nhiều quan ngại.
Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'?
Tỷ lệ sinh 'giảm đáng kể' trên thế giới
Mổ đẻ và sinh con thời hiện đại
Trung Quốc thành công một phần nhờ đầu tư nghiêm túc vào chăm sóc thai sản và sự phát triển của văn hóa “giữ gìn sức khỏe” ở tầng lớp trung lưu tại các thành phố của nước này - nhưng yếu tố chính là yếu tố trừng phạt, mà các chuyên gia lo ngại phụ nữ Trung Quốc không thực sự có quyền lựa chọn cách sinh nở của chính mình.
“Tại sao bây giờ cô lại nói vậy khi mà dạ con của cô đang co thắt rồi? Cổ tử cung của cô đã giãn ra 4cm rồi. C-section bây giờ là rất không tốt cho cô và con cô… cô không thể đẻ mổ được,” một y tá được nghe thấy nói với một phụ nữ nài nỉ được đẻ mổ, theo một nghiên cứu năm 2016.
Sau khi WHO cho thấy tỷ lệ các sinh mổ của cả Trung Quốc là 46%, Cục y tế Trung Quốc bắt đầu hành động. Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia nhấn mạnh việc giảm tỷ lệ C-section là ưu tiên quốc gia trong kế hoạch 10 năm.
Hiện nay, các lớp hướng dẫn sinh nở và cho con bú tự nhiên là bắt buộc. Và các bác sĩ được đào tạo lại để tăng cường kỹ năng sản khoa và ngày càng nhiều các viện đào tạo nữ hộ sinh.
Nhưng sự khác biệt nổi bật nhất trong cách tiếp cận của Trung Quốc là các bệnh viện phải chịu trách nhiệm nếu tỷ lệ đẻ mổ cao.
Không một quốc gia nào trên thế giới trừng phạt bên cung cấp dịch vụ tế vì tỷ lệ đẻ mổ cao. Chỉ Bồ Đào Nha có chương trình tương tự, nhưng thay vì phạt, họ khen thưởng những bệnh viện có tỷ lệ đẻ mổ thấp.
Ở Trung Quốc, các hình phạt bao gồm giảm trợ cấp nhà nước thậm chí thu hồi giấy phép bệnh viện. Vào 2012, các bệnh viện có tỷ lệ C-section cao ở tỉnh Hồ Bắc được biết sẽ phải đóng cửa và “bị cải tổ”.
Tiến sĩ Ana Pilar Betrán của WHO, người nghiên cứu các biện pháp để giảm tỷ lệ C-section trên toàn cầu nói rằng việc thiết lập khung hình phạt đối với các bệnh viện là một con đường “nguy hiểm”.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Nhiều bà mẹ tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, áp dụng các hình thức như yoga, thiền, âm nhạc để giúp giảm đau khi sinh
“Những tỷ lệ này không thể cho bạn biết liệu những người phụ nữ thực sự cần đẻ mổ có được phép đẻ mổ hay không,” bà Betrán nói.
Ngay cả ở những quốc gia có tỷ lệ sinh mổ cao, nhiều phụ nữ vẫn chết vì bị từ chối thực hiện ca phẫu thuật để cứu mạng sống này.
Tại Peru, Tiến sĩ Betrán cho biết, tỷ lệ sinh mổ ở những phụ nữ giàu nhất là khoảng 1/2 nhưng với những phụ nữ nghèo nhất, chỉ có 5% được đẻ mổ.
Tiến sĩ Carine Ronsmans, đồng tác giả của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) năm 2018 cho biết, chính sách của Trung Quốc khiến các bác sĩ phương Tây lo ngại vì nó cho phép các bác sĩ đi ngược lại ý muốn của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ theo nguyên tắc pháp lý, thay vì nguyên tắc y tế, để đi ngược lại mong muốn của người mẹ."
Một trong những vụ việc gây chấn động nhất năm ngoái, một phụ nữ chuyển dạ, Ma Rongrong, đã nhảy khỏi cửa sổ bệnh viện tự sát sau khi bị từ chối C-section. Gần đây, một người đàn ông đã bị giam giữ vì tấn công nhân viên y tế sau khi vợ anh ta bị từ chối đẻ mổ.
Văn hóa chăm sóc sức khỏe trỗi dậy
Nhưng việc sinh nở ở Trung Quốc không phải là luôn bao trùm bởi không khí sợ hãi.
Phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc cũng là một phần của sự thay đổi này và họ đã đưa ra những lựa chọn tích cực.
Bản quyền hình ảnhDaisy LanImage caption Daisy Lan là một trong hàng triệu bà mẹ Trung Quốc đẻ thường để giảm tỷ lệ đẻ mổ ở Trung Quốc
Ngay khi biết mình đang mang thai đứa con đầu lòng, Daisy Lan cho biết, cô tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và kết luận rằng việc đẻ thường sẽ tốt hơn cho cô và em bé.
Tuy nhiên, những người bạn của cô từng có em bé có suy nghĩ khác.
“Một số người sợ đau đẻ nên họ đã chọn đẻ mổ. Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác,” chị Lan nói.
“Các bà mẹ Trung Quốc muốn chất lượng cuộc sống tốt hơn và điều này có nghĩa là một cuộc sống lành mạnh hơn và nhận thức tốt hơn về những gì tốt cho họ,” tiến sĩ Liangkun Ma cho biết.
“Đó cũng chính là mong muốn sống lành mạnh hơn, thúc đẩy các bệnh nhân tích cực tìm kiếm thông tin về việc sinh con thông qua các ứng dụng và nhóm WeChat, giúp nâng cao nhận thức về những rủi ro xảy ra với việc đẻ mổ,” cô nói.
Cô Lan cho biết việc tự học trực tuyến về các lựa chọn giảm đau khi sinh con đã giúp cô quyết định sinh tự nhiên.
Một số bệnh viện hiện thậm chí còn cung cấp nhiều liệu pháp thay thế khác để giảm đau cho các bà mẹ, chẳng hạn như yoga, thiền và âm nhạc.
Bản quyền hình ảnhEILEEN WANGImage caption Tờ rơi ở một bệnh viện ở Thượng Hải ghi: Tự nhiên là tốt nhất. Với một bà mẹ khỏe mạnh, bạn lựa chọn thực phẩm xanh, tận hưởng không khí trong lành, và theo đuổi vẻ đẹp tự nhiên, vậy tại sao không lựa chọn cách sinh nở tự nhiên?"
Dù lý do đằng sau sự thay đổi thành công của Trung Quốc là gì, nó chỉ tập trung vào việc làm sao để giảm tỷ lệ các ca sinh mổ thay vì tập trung vào mục tiêu cuối cùng là làm sao để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ và trẻ em.
Các nước Bắc Âu, vốn luôn giữ tỷ lệ đẻ mổ ở mức thấp, không phải bằng cách áp dụng chính sách để tìm mọi cách giữ tỷ lệ C-section thấp, mà bằng cách đảm bảo dịch vụ chăm sóc chất lượng, Tiến sĩ Betrán nói.
Cuối cùng, chìa khóa thực sự để giải quyết tỷ lệ đẻ mổ gia tăng là thuyết phục các bà mẹ lần đầu sinh con lựa chọn sinh tự nhiên.
Chị Lan không bị buộc phải sinh thường nhưng, chị nói chị chưa thực sự bao giờ có quyền lựa chọn. Ở tuổi 34, chị làm mẹ ở độ tuổi lớn hơn tiêu chuẩn Trung Quốc, và những người bạn đã sinh con trước đã chúc mừng chị vì sự dũng cảm trong việc sinh nở tự nhiên.
“Họ từng cho phép chúng tôi được lựa chọn, nhưng bây giờ mọi thứ đã khác,” chị nói.
TMGM
XM
ATFX
FXTM
IC Markets Global
STARTRADER
TMGM
XM
ATFX
FXTM
IC Markets Global
STARTRADER
TMGM
XM
ATFX
FXTM
IC Markets Global
STARTRADER
TMGM
XM
ATFX
FXTM
IC Markets Global
STARTRADER