Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhUGCImage caption Hình ảnh đoạn video clip được cho là quay tại Đầm Trà Ổ hôm 8
Bản quyền hình ảnhUGCImage caption Hình ảnh đoạn video clip được cho là quay tại Đầm Trà Ổ hôm 8/5 được lan truyền nhiều trên mạng
Hôm 8/5, nhiều video clip phát tán trên mạng xã hội cho thấy hàng chục lực lượng cảnh sát cơ động phun nước, ném pháo về phía người dân và những lán trại dựng quanh khu vực Đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Đây có thể nói là đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền về dự án điện mặt trời trên Đầm Trà Ổ, hay còn gọi là Đầm Châu Trúc.
Giữa năm 2018, UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương cho phép Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ với tổng vốn đầu tư 1.440 tỷ đồng.
Theo hồ sơ đăng ký đầu tư, dự án được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 60ha mặt nước và 0,6ha mặt đất; công suất thiết kế là 50MWp; dự kiến đến hết quý II/2019 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tuy nhiên từ cuối 2018 đến nay, người dân liên tục phản đối dự án lắp đặt điện mặt trời, trong khi đó chính quyền mãi vẫn không thể thuyết phục người dân đồng ý tiến hành dự án.
Vì đâu mà nhiều người dân ở Đầm Trà Ổ, Bình Định lại quyết tâm phản đối dự án điện mặt trời, một dự án năng lượng sạch như vậy?
Vì sao Bình Định tạm dừng dự án điện mặt trời?
TQ: Những tấm pin mặt trời dập dềnh
California yêu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời
Chuyện gì đã xảy ra?
Hôm 8/5, nhiều video cho thấy xô xát giữa người dân huyện Phù Mỹ và hàng chục lực lượng công an, cảnh sát cơ động nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Vòi nước, và tiếng pháo có thể được nghe thấy rõ trong các video. Một số người dân được trông thấy bị “khiêng đi” và bị trấn áp, trong tiếng hò hét. Rất nhiều clip sau đó đã bị xóa khỏi Facebook.
Video clip cho thấy hàng chục cảnh sát cơ động kéo đến khu vực lán trại của người dân
Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Lê
Thấy tội dân mình quá
Posted by Thoại Lê on Tuesday, 7 May 2019
Cuối Facebook tin bởi Lê
Một người dân tại xã Mỹ Lợi cho BBC biết người dân đã lập lán trại canh gác Đầm Trà Ổ từ Tết đến nay để canh gác ngăn không cho chủ đầu tư vào.
Hôm 8/5, lực lượng hàng chục cảnh sát đến tìm cách gỡ lán trại và đã gặp sự phản kháng dự dội của người dân.
“Cán bộ thì đứng ở phía xa. Cảnh sát thì xuống dỡ trại, phá trại, người dân không cho làm, thì cảnh sát đánh, và bảo là 'sao không gửi đơn mà cứ chống phá?' Nhiều người quyết tâm giữ trại bị cảnh sát đánh và rồi bị bắt.”
Bản quyền hình ảnhUGCImage caption Hai cảnh sát và một phụ nữ đeo khẩu trang lôi kéo một người dân trong một clip
Người này cũng cho biết nhiều người dân cũng ném đá, gậy gộc, chai lọ vào phía cảnh sát.
Những người bị bắt và được thả ra cho biết họ bị cảnh sát truy hỏi người cầm đầu việc phản kháng nhưng người dân đều trả lời là do dân tự “đồng lòng bảo về đầm” và bị yêu cầu ký vào một biên bản, chấp nhận không chống phá.
Một số người quyết liệt chống trả hôm 8/5 vẫn còn bị giam giữ để điều tra.
Vì sao người dân phản đối như vậy?
Người dân nói rằng họ biết việc xây dựng điện năng lượng mặt trời là tốt nhưng vẫn phản đối.
“Đầm [Trà Ổ] xưa giờ là nguồn thu nhập của các xã lân cận đầm, họ sống nhờ đánh bắt thủy sản trên đầm. Họ bảo làm điện mặt trời trên 60ha nhưng ai chắc chắn là họ chỉ làm 60ha? Đó là một bề mặt rất rộng, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của nhiều người,” người phụ nữ xin giấu tên nói với BBC.
“Thứ hai là sợ ô nhiễm ảnh hưởng sau này, lắp những tấm pin đó trên mặt nước tất nhiên không ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản sống trong đầm, rồi chưa nói khi những tấm pin đó sau 20 năm hết hạn thì đó chính là nguồn chất thải nguy hiểm gây ung thư, nhất là hàng Trung Quốc. Nước ngoài người ta xử lý tốt, nhưng Việt Nam mình có xử lý được không hay là để dân gánh chịu?”
Hình ảnh người dân bị lực lượng cảnh sát cơ động lôi kéo đi
Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Lê Nguyễn
Posted by Lê Nguyễn Hương Trà on Wednesday, 8 May 2019
Cuối Facebook tin bởi Lê Nguyễn
“Người dân cũng sợ họ làm giang dở rồi sang lại cho chủ đầu tư, bán cho Trung Quốc, vì dân từng thấy, bắt giữ người Trung Quốc trong lúc khảo sát triển khai dự án hồi trước.”
Hồi tháng 11/2018, như BBC đã tường thuật, người dân xã Mỹ Thắng nói rằng họ bắt giữ được “hai người đàn ông Trung Quốc lạ mặt” đi lại trong khu vực nên đã chặn xe hơn 20 ngày, phản đối, không muốn chính quyền cho người Trung Quốc đầu tư. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã tuyên bố tạm ngưng dự án điện mặt trời hôm 4/12/2018.
Người dân này còn cho rằng chính quyền đã tự ý triển khai dự án mà không hỏi ý kiến người dân.
Cách truyền đạt của chính quyền làm dân hoang mang lo sợ, không tin tưởng được vì trước đó hình như họ đã kí hợp đồng, rồi đùng đùng triển khai dự án. Dân không hề biết, không hỏi ý kiến dân trước, rồi dân biết thì dân phản đối.
“Họ không tôn trọng ý kiến dân tí nào. Khi huyện tỉnh mời dân lên họp, khi dân nói thì họ tắt mic, chỉ cho 1-2 người nói. Họ còn nói khi nào làm, triển khai rồi sẽ thông báo. Trong khi đầm là của dân chứ đâu phải của riêng cán bộ?”
Bản quyền hình ảnhUGCImage caption Lán trại người dân dựng lên gần Đầm Trà Ổ
“Dân nói nếu dự án đem tới chỗ không có dân hoặc ít người sinh sống thì họ không hề phản đối.”
Có người bày tỏ lo ngại rằng dự án này chỉ là sự ngụy tạo để các công ty tiếp tục khai thác quặng titan gây ô nhiễm môi trường và tàn phá rừng cây dương, chắn cát ven biển.
Chuyên gia nói gì?
Trước những thắc mắc của người dân về nguy cơ gây ô nhiễm của điện mặt trời, ông Nguyễn Ngọc Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ xanh nói với BBC rằng:
“Điện mặt trời không thải ra chất gì. Nó lấy năng lượng mặt trời, thông qua bộ phận xử lý thành điện rồi, dẫn đi tiêu thụ, chứ không đun nóng,” ông Thành nói.
Về pin thì người ta giờ dùng lại pin khô, chứ không phải pin ngày xưa nên không có nước gì chảy ra.
Theo ông Thành thiên tai bão lũ thì hiếm khi xảy ra và thường đã gây ra thiệt hại thì không ai có thể tránh được.
“Trường hợp thiên tai, thủy tinh bể rơi xuống, làm pin rơi xuống nước, chất axit hay kiềm rơi xuống hồ sẽ ảnh hưởng. Nhưng người ta khi lắp đặt, phải làm rất chặt chẽ, không tự nhiên rơi xuống được.”
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption Hoa cải dầu nở rộ bên cạnh một nhà máy điện mặt trờ lắp đặt trên một hồ chứa, ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, bao phủ một khu vực 160ha, tạo ra 110 triệu kWh điện vào 2018
Ông cũng đánh giá khu vực từ Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết tới Thành phố Hồ Chí Minh thì mưa ít hơn, thời gian nắng dài hơn, cường độ ánh sáng cũng gay gắt hơn nên hiệu quả hơn trong việc làm điện mặt trời.
“Tôi cho rằng những dự án năng lượng mặt trời và gió bảo vệ môi trường rất hữu hiệu.”
“Tuy nhiên người dân lo ngại vì thấy người ta đặt những công cụ này trên hồ. Thật ra người ta có thể đặt trên sườn đồi. Ở miền Trung có nhiều vùng đất bỏ không, có thể đặt trên đó. Còn trên mặt hồ nước thì phải có khung với giàn đảm bảo chắc chắn mới làm được.”
Về vụ việc người dân Bình Định phản đối dự án điện mặt trời, ông Thành nói “có thể có phần tử kích động nhưng chưa chắc đã phải, cũng có thể là do người dân chưa hiểu thấu đáo vấn đề.”
“Nhà nước nên làm công tác tuyên truyền tốt hơn và phải hỗ trợ kinh phí cho người dân. Vì việc lắp đặt hệ thống tiêu thụ nguồn điện mặt trời có thể tốn mỗi gia đình 30-60 triệu. ”
Về việc cảnh sát cơ động xô xát với người dân, ông Thành nói Cái đó rất không hay. Phải làm công tác cho người ta hiểu, người ta mới chấp nhận.
“Cứ áp đặt họ, thì họ phản đối rồi mình mang công an ra thì cái đó là một việc làm phản tác dụng, phản tuyên truyền.”
Bản quyền hình ảnhUGCImage caption Công an quây kín khu vực gần Đầm Trà Ổ hôm 8/5 Chính quyền nói gì?
Tại buổi đối thoại hôm 2/4, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Lê Đức Thoa, Giám đốc Công ty Năng lượng tái tạo Việt Nam, chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ phải cũng khẳng định “chủ đầu tư là người Việt Nam, không phải người nước ngoài,” theo báo Thanh Niên.
Ông Hồ Quốc Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định hồi tháng 12/2018 cũng khẳng định không cho phép doanh nghiệp khai thác titan ở xã Mỹ Thắng.
Theo báo Tài nguyên Môi trường, Đầm Trà Ổ là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh Bình Định có diện tích đầm khoảng 1.200 ha, tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, phía Bắc giáp xã Mỹ Châu, phía Đông giáp xã Mỹ Thắng và Mỹ Đức, phía Nam giáp xã Mỹ Lợi và chảy ra cửa biển Hà Ra xã Mỹ Đức.
FP Markets
Pepperstone
FXTM
OANDA
IQ Option
ATFX
FP Markets
Pepperstone
FXTM
OANDA
IQ Option
ATFX
FP Markets
Pepperstone
FXTM
OANDA
IQ Option
ATFX
FP Markets
Pepperstone
FXTM
OANDA
IQ Option
ATFX