Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage captionGiải Kim Mã được coi như phiên bản giải Oscar trong g
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Giải Kim Mã được coi như phiên bản giải Oscar trong giới phim ảnh Hoa ngữ
Cơ quan quản lý điện ảnh Trung Quốc cấm phim và các 'sao' nước này tham dự sự kiện trao giải hàng năm vốn được gọi là giải “Oscar của điện ảnh Hoa ngữ”.
Cơ quan này không đưa ra bất kỳ lý do gì về việc tại sao họ tẩy chay Giải Kim Mã, được tổ chức tại Đài Loan.
Mỹ chuẩn thuận bán vũ khí cho Đài Loan
TQ giận dữ về cuộc họp an ninh cao cấp Mỹ-Đài
Vì sao Mỹ luôn quyết liệt về Đài Loan?
Quyết định được đưa ra sau sự leo thang căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc đã đòi “hủy bỏ ngay lập tức” việc mua bán vũ khí dự kiến giữa Mỹ và Đài Loan.
Trong tháng Bảy, Trung Quốc chỉ trích Mỹ là đã không tôn trọng chính sách Một Trung Quốc, là chính sách theo đó Mỹ thừa nhận và chỉ có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không quan hệ với Đài Loan.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và cần phải tái thống nhất với phần Trung Hoa lục địa, kể cả bằng vũ lực, nếu cần.
Quyết định cấm việc tham dự giải Kim Mã được coi như bước đi mới nhất của Bắc Kinh trong việc tăng áp lực lên Đài Loan, liên quan tới vụ mua bán vũ khí Mỹ-Đài.
Giải Kim Mã là gì?
Giải Kim Mã là một trong những sự kiện danh giá nhất trong giới Hoa ngữ, năm nay lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 23/11, tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan.
Diễn viên và phim từ Trung Hoa đại lục trước đây đã từng tham gia và đoạt giải Kim Mã.
Nhưng kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm thứ Tư tường thuật rằng cơ quan quản lý điện ảnh Trung Quốc đã ngưng việc cho phép các bộ phim và diễn viên nước này tới dự Liên hoan Phim Kim Mã lần thứ 56.
Chính sách “Một Trung Quốc” là gì?
Trump xoay ngược chính sách với TQ?
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Đài Loan
Hồi năm ngoái, giải đã gây tranh cãi sau khi một số người tham dự dùng sự kiện này để thể hiện quan điểm chính trị.
Đạo diễn người Đài Loan Fu Yue, người giành giải phim tài liệu xuất sắc nhất, nói trong bài phát biểu khi nhận giải rằng bà hy vọng Đài Loan sẽ được công nhận “độc lập”.
Tu Men, một diễn viên từ Trung Hoa đại lục, sau đó tiếp lời, nói rằng ông cảm thấy vinh dự được trao giải trong một “Trung Quốc, Đài Loan”.
Phát biểu của ông ngay lập tức khiến Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên tiếng. Bà nói rằng Đài Loan “chưa bao giờ chấp nhận cụm từ 'Trung Quốc, Đài Loan' và sẽ không bao giờ chấp nhận, bởi Đài Loan là Đài Loan”.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố 'Đài Loan là Đài Loan'
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một số người dùng tỏ thái độ hân hoan trước lệnh cấm, nói lễ trao giải đã trở thành một “sự kiện chính trị”.
“Nghệ thuật thì không biên giới, nhưng sự kiện này đã không còn là chỉ vì nghệ thuật nữa,” một người bình luận.
Tại sao căng thẳng leo thang trong thời gian gần đây?
Hôm 9/7, Mỹ thông qua việc cho phép bán vũ khí cho Đài Loan trong thương vụ trị giá 2,2 tỷ đô la, khiến Trung Quốc nổi giận.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố dừng việc cấp giấy thông hành cá nhân cho các du khách Trung Quốc muốn đi thăm Đài Loan, động thái được coi như cú đánh vào ngành du lịch Đài Loan.
Bộ Du lịch Trung Quốc nói quyết định của họ được đưa ra do “tình thế hiện thời giữa hai bên eo biển”.
Hồi đầu tháng trước, Đài Loan đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật vào lúc quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ngoài khơi, tại khu vực đối diện với Đài Loan, càng làm gia tăng căng thẳng.
Bản quyền hình ảnhGetty ImagesImage caption
Đài Loan luôn là chủ đề nhạy cảm đối với Trung Quốc
Tại sao chủ đề Đài Loan lại nhạy cảm tới vậy?
Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động độc lập kể từ 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc bị các lực lượng cộng sản đánh bại và phải chạy từ đại lục ra Đài Loan.
Nhưng Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai chứ không phải là một quốc gia, và một ngày sẽ phải thống nhất trở lại với Trung Quốc, kể cả nếu cần phải dùng tới vũ lực.
Trung Quốc nói các nước khác chỉ có thể có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hoặc Đài Loan chứ không thể với cả hai.
Bắc Kinh nói rằng việc mua bán vũ khí dự kiến giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đã vi phạm chính sách này, và nói nó làm xói mòn “chủ quyền của Trung Quốc”.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Loan đặc biệt trở nên căng thẳng sau sự kiện Mỹ chuẩn thuận việc bán vũ khí cho Đài Bắc.
HFM
FBS
IC Markets Global
ATFX
GO MARKETS
Tickmill
HFM
FBS
IC Markets Global
ATFX
GO MARKETS
Tickmill
HFM
FBS
IC Markets Global
ATFX
GO MARKETS
Tickmill
HFM
FBS
IC Markets Global
ATFX
GO MARKETS
Tickmill