Lời nói đầu:Trong bảng xếp hạng các sàn môi giới lừa đảo tháng 6 mà WikiFX mới cập nhật hôm qua thì FSDS là cái tên xếp ở vị trí thứ 5. Sàn giao dịch này hiện nay đang nhận được khá nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng nhà đầu tư. Vậy thủ đoạn và chiêu trò gài bẫy của broker này như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Trong bảng xếp hạng các sàn môi giới lừa đảo tháng 6 mà WikiFX mới cập nhật hôm qua thì FSDS là cái tên xếp ở vị trí thứ 5. Sàn giao dịch này hiện nay đang nhận được khá nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng nhà đầu tư. Vậy thủ đoạn và chiêu trò gài bẫy của broker này như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Thủ đoạn không mới nhưng vẫn luôn hiệu quả
FSDS sử dụng những chiêu số không mới nhưng vẫn vô cùng hiệu quả đối với những nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Ban đầu đội ngũ nhân viên môi giới sẽ gọi điện chào mời khách hàng theo danh sách đã được mua.
Sau khi nhà đầu tư mở tài khoản, sàn sẽ cho một vài lệnh thắng để kích thích người chơi nạp thêm nhiều tiền vào tài khoản; sau đó, tư vấn đánh các lệnh lớn, thu mức phí lớn và không rõ ràng dẫn đến mất hết tiền trong tài khoản của nhà đầu tư.
Khi đã thua hết tiền, các đối tượng sẽ giới thiệu nhà đầu tư sang một sàn Forex mới, với cam kết nếu nạp tiền vào sẽ chơi thắng lại được số tiền đã thua.
Nhà đầu tư khi tham gia tạo tài khoản sẽ được hướng dẫn giao dịch trên nền tảng ứng dụng MT4, MT5. Đây là ứng dụng lừa đảo cho phép chủ sàn can thiệp trực tiếp vào tài khoản của khách hàng như chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống, dẫn đến cháy tài khoản và không thể rút được tiền.
Do vậy, nhà đầu tư giao dịch trên sàn này thực chất là chơi với chủ sàn chứ không phải giao dịch cổ phiếu trên sàn quốc tế như họ lầm tưởng. Vì thế, toàn bộ tiền đánh thua là chủ sàn được hưởng.
Cuối cùng, khi đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, các đối tượng đánh sập sàn giao dịch để tránh sự truy vết của cơ quan Công an và nhà đầu tư không thể đi đòi tiền...
Các nạn nhân tiền mất tật mang sau khi đầu tư tại sàn giao dịch FSDS
Nhiều nhà đầu tư đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo từ sàn giao dịch FSDS. Anh Nguyễn Thế Vinh, một nhà đầu tư cho biết, tháng 5/2022, anh được một người có tên tài khoản Zalo Vân Kiều gọi điện và giới thiệu là nhân viên môi giới của sàn chứng khoán quốc tế FSDS GLOBAL LIMITED. Người này liên tục mời gọi anh Vinh mua các mã cổ phiếu nước ngoài đang trong giai đoạn chia cổ tức với cam kết lãi suất cao, sàn uy tín, thanh khoản nhanh. Đặc biệt Kiều còn hứa hẹn với anh Vinh sẽ có một chuyên gia tài chính – chứng khoán kinh nghiệm 10 năm của sàn giúp anh đi lệnh.
Sau khoảng nửa tháng liên tục gọi điện thuyết phục, tôi đồng ý mở tài khoản tại sàn FSDS GLOBAL LIMITED vì nghĩ rằng đây là sàn chứng khoán quốc tế. Ban đầu chỉ nạp khoảng 1000 USD vào tài khoản thì cũng có lãi nhưng không rút được. Thấy vậy bạn Kiều liên tục hối thúc tôi nạp thêm tiền vào tài khoản, đừng bỏ lỡ cơ hội.
Nghe lời Kiều, tôi nạp vào tài khoản thêm 10.000 USD. Khi nạp tiền xong, Kiều nói với tôi muốn rút tiền phải hoàn thành khối lượng giao dịch cho từng tài khoản. Chẳng hạn với tài khoản trên 10.000 USD phải có ít nhất 2 giao dịch.
Nghe thấy vậy tôi cũng mơ hồ nghĩ rằng đây là sàn lừa đảo. Nhưng tiếc số tiền nạp vào tôi cũng hoàn thành 2 giao dịch thì bị âm 5000 USD. Số tiền còn lại tôi muốn rút khỏi tài khoản thì Kiều ra điều kiện phải đóng 20% phí mới được rút. Đến lúc này tôi ý thức được đây là sàn lừa đảo nhưng đã muộn. Tiền trong tài khoản không thể rút ra được còn Kiều thì khóa zalo, gọi điện thì không liên hệ được, anh Vinh kể lại.
Chị Nguyễn Thị Diệp (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đầu tư vào sàn FSDS GLOBAL LIMITED 20.000 USD cho biết, khi đăng ký tài khoản phía sàn yêu cầu nộp ký quỹ 20%, 20% thuế và 30% phí bảo hiểm rủi ro; tổng là 70%.
Chưa kể số tiền có trong tài khoản muốn rút phải mất cho sàn 20%. Đối với những người chơi bị cháy tài khoản, thua lỗ, chúng sẽ dùng chiêu trò kêu gọi góp vốn để nhà đầu tư tin tưởng, tham gia.
“Nhiều người sau khi mất sạch tiền, nhân viên của sàn FSDS GLOBAL LIMITED sẽ mời gọi góp vốn để chơi cùng. Nhiều người được hướng dẫn vay tín dụng đen, cầm cố nhà cửa. Nhưng đương nhiên sẽ không thể gỡ lại vốn vì bản chất đây là sàn lừa đảo. Chúng có thể can thiệp vào tài khoản của khách hàng để rút tiền. Thủ đoạn của chúng vô cùng thất đức, bất lương. Chúng tôi mong mỏi cơ quan điều tra vào cuộc truy quét sàn lừa đảo này, trả lại công bằng cho bị hại”, chị Nguyễn Thị Diệp chia sẻ.
Đánh giá về sàn giao dịch FSDS trên ứng dụng WikiFX
Search cụm từ khóa FSDS trên thanh tìm kiếm của ứng dụng WikiFX bạn sẽ thấy được trang kết quả có đến 4 cái tên tương tự nhau và cả 4 đều có đánh giá vô cùng thấp. Theo thông tin tra cứu từ ứng dụng, người dùng có thể thấy FSDS là một broker mới thành lập trong 1 năm trở lại đây. “Tuổi đời” non trẻ là một trong những lý do khiến người dùng càng phải cảnh giác hơn đối với sàn giao dịch này.
Trên website, sàn này quảng cáo đây là một trong những nhà môi giới ngoại hối Meta Trader 5 đến từ Úc, được thành lập từ năm 2008. Mặc dù quảng cáo là sàn chứng khoán quốc tế nhưng sàn ngoại hối này lại sử dụng nhân viên 100% là người Việt Nam, dòng tiền của nhà đầu tư cũng chuyển khoản về 1 cá nhân là người Việt Nam.
Qua điều tra chứng minh, sàn môi giới tạm không được công nhận với cơ quan cai quản có hiệu lực nào. Tất cả các giấy phép mà sàn giao dịch công bố trên các phương tiện truyền thông hoặc đưa ra trong quá trình tư vấn khách hàng đều bị nghi ngờ giả mạo. Các tố cáo nhận được thường xuyên, đặc biệt là trong tháng 6 này với khiếu nại chủ yếu là không rút được tiền.
Với những đánh giá cực thấp trên, WikiFX nhận định FSDS là một sàn giao dịch scam, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định giao dịch.
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
Doo Prime
EC Markets
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
Doo Prime
EC Markets
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
Doo Prime
EC Markets
FXTM
FOREX.com
Exness
DBG Markets
Doo Prime
EC Markets